SAIGONVICRAFTS
  • Trang chủ
  • Hoạt động làng nghề
  • _Du lịch làng nghề
  • _Thị trường
  • _Sự kiện
  • Khảo cứu
  • Làng nghề
  • Nghệ nhân
  • Thiết kế mới
  • Trao đổi
facebook twitter google plus pinterest Instagram

Từ nhiều năm nay, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành về xây dựng nông thôn mới đều tạo ra những cơ hội mới rất quan trọng cho công cuộc bảo tồn và phát triển làng nghề. Gần đây nhất, Nghị quyết số 19 của Hội nghị Trung ương lần thứ 5 Khóa XIII đã đặt ra những quan điểm rất mới về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Làng nghề chúng ta cần kịp thời nghiên cứu, nắm bắt và vận dụng, thực hiện các biện pháp có hiệu quả cho làng nghề phát triển.

Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt hay còn gọi là “Bảo tàng gốm Bát Tràng”

Để thêm chi tiết xin mời các bạn xem bài: Triển khai Nghị quyết 19 TW5 Khóa XIII - Quan điểm mới về làng nghề của Chuyên viên cao cấp  VŨ QUỐC TUẤN, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn-Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Xin xem tại đây


0
Share
Chuyên gia cao cấp VŨ QUỐC TUẤN 
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam 

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thực hiện liên kết đã trở thành một yêu cầu tất yếu có tính quy luật của các nền kinh tế, kể cả tại các nước phát triển, nhất là trong toàn cầu hóa, “thế giới phẳng” ngày nay. 

Hàng Thủ công mỹ nghệ làng nghệ có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Ảnh: Thùy Linh

Làng nghề nước ta hiện đang bao gồm nhiều loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh, song chủ yếu là hộ kinh doanh, sản xuất đang nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, hiệu quả kinh tế còn thấp. Do đó, các cơ sở sản xuất làng nghề chúng ta cũng phải triển khai liên kết theo xu hướng chung, để cùng tăng giá trị, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bàn về vấn đề đẩy mạnh liên kết trong hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề để tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, nâng cao hơn nữa đời sống của cư dân làng nghề; coi đây là một bước phát triển tất yếu hợp quy luật trong công cuộc bảo tồn và phát triển làng nghề nước ta là vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực trong bối cảnh kinh tế, thị trường, xã hội tiêu dung ngày nay.

Mời các bạn xem chi tiết tại đây


0
Share
Trân trọng giới thiệu bài của Chuyên gia cao cấp VŨ QUỐC TUẤN, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn-Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

XÂY DỰNG VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG LÀNG NGHỀ

Làng nghề Dệt chiếu cói Mỹ Trạch, Làng Mỹ Trạch (Ninh Hà, Ninh Hòa, Khánh Hòa)

Bài viết này đề cập vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh trong làng nghề, tập trung vào “Sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam” do VCCI đề ra chính là bàn về những biện pháp cụ thể nhằm xây dựng đội ngũ doanh nhân có đạo đức làm nòng cốt cho việc hình thành văn hóa kinh doanh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề. 

Rất mong được cộng đồng làng nghề chúng ta cùng quan tâm trao đổi và bàn những biện pháp thiết thực để thực hiện.

Xem chi tiết tại đây 


0
Share
 CGCC VŨ QUỐC TUẤN 
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn-Hiệp hội Làng nghề Việt Nam 
 
Trân trọng giới thiệu đề xuất của CGCC VŨ QUỐC TUẤN, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn-Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong bài "CẦN MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI NGHỆ NHÂN LÀNG NGHỀ" nước ta.

Bài viết này đề xuất một “tầm nhìn chiến lược” đối với nghệ nhân làng nghề, cũng tức là yêu cầu một hệ thống cơ chế, chính sách đúng tầm đối với nghệ nhân nghề thủ công làng nghề - người mang giá trị văn hóa, hồn cốt của làng nghề cần được trân quý, bảo vệ, tri ân và phát huy. Đó là những chương trình, kế hoạch toàn diện xuyên suốt cả quá trình, từ bồi dưỡng, đào tạo, hình thành nghệ nhân tại mỗi cơ sở đến phát huy nghệ nhân trong cuộc sống, bảo đảm một đội ngũ nghệ nhân nghề thủ công đủ đức và tài, có trí tuệ, tài năng và trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của nghề thủ công truyền thống Việt Nam, đồng thời giới thiệu các giá trị nghề thủ công nước ta hội nhập với thế giới. Một tầm nhìn chiến lược như thế – cũng có thể gọi là “tầm nhìn văn hóa” là rất cần thiết đối với các cơ quan nhà nước cũng như của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện một cách bài bản hệ thống chính sách, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và phát huy đội ngũ nghệ nhân làng nghề nước ta.

Lễ Phong tặng danh hiệu nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ X- năm 2022 (22/11/2022).

Hy vọng các bạn nghệ nhân,  thợ thủ công dành thời gian đọc bài này tại đây




0
Share
Cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản vi phạm đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka - chủ đầu tư dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Trong bài viết: “Làng nghề “lên” cụm công nghiệp: Bất ngờ vì giá thuê gấp 6 lần khu công nghiệp”, Báo Lao Động đã phản ánh việc nhiều người dân thôn Mẫn Xá (Yên Phong, Bắc Ninh) bày tỏ sự bức xúc liên quan đến dự án Cụm Công nghiệp làng nghề Mẫn Xá. Theo người dân, thời điểm thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện dự án, chủ đầu tư có hứa hẹn với họ sẽ cho thuê lại đất tại cụm công nghiệp với giá ưu đãi 4 triệu đồng/m2, tuy vậy sau đó tăng lên gấp 2, gấp 3 lần. Thậm chí giá thuê đất tại cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá còn cao gấp tới 6 lần giá thuê tại các khu công nghiệp cùng địa bàn.

Làng tái chế nhôm Mẫn Xá. Ảnh: PV.

Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi xác định được, thực chất Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá vẫn chưa đủ điều kiện để giao dịch, cho thuê nhưng chủ đầu tư đã giao dịch xong 50% dự án.
Kinh doanh rầm rộ khi chưa đủ điều kiện

Nhiều giao dịch cho thuê diện tích đất làm nhà xưởng (thời hạn 50 năm) tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá diễn ra ngay sau khi chủ đầu tư là Công ty cổ phần tập đoàn Hanaka vừa hoàn thành xong việc thu hồi đất ruộng của người dân.

Như trường hợp của Đ.T.P (TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) ký hợp đồng thuê khu đất 200 m2 tại dự án trên với giá 1,6 tỉ đồng từ tháng 6.2019. P. nói với chúng tôi đây là suất "ngoại giao" nên có vị trí đẹp bậc nhất dự án.

"1,6 tỉ là giá trên hợp đồng, thực tế tôi phải bỏ ra 2,2 tỉ mới có thể thuê 200m2 đất này. 600 triệu là tiền chênh ngoài hợp đồng", P. kể.

Nhiều trường hợp khác như bà M.T (Yên Phong, Bắc Ninh) thuê khu đất hơn 200m2 tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá với giá 1,1 tỉ đồng từ tháng 4.2020; bà T.T (Yên Phong, Bắc Ninh) cũng thuê lô đất 200 m2 với giá 1,1 tỉ vào tháng 5.2020. Có những trường hợp thuê nhiều lô cạnh nhau để mở xưởng lớn từ cuối năm 2020.

Theo các hợp đồng thuê đất mà phóng viên thu thập được, phương thức thanh toán được chia làm 3 đợt, có dấu đỏ của Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka và chữ ký của Phó Tổng Giám đốc Vũ Anh Tuấn.
Ông Mẫn Văn Phúc (Mẫn Xá, Văn Môn) tỏ ra bức xúc: "Thu hồi đất ruộng của người dân với giá hơn 400 nghìn đồng/m2, chưa hoàn thiện hạ tầng, thậm chí mới đổ xe cát đầu tiên đã phân lô cho thuê hàng tỉ đồng/lô. Chủ đầu tư quá lợi nhuận".

Vào cuộc chậm trễ

Ngày 18.3, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Tiền, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Phong cho biết, việc chủ đầu tư cho thuê đất, huy động vốn khi chưa hoàn thiện hạ tầng là trái quy định của pháp luật.

Trước đó 1 ngày - ngày 17.3.2021, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Phong đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực trật tự xây dựng đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka với 3 hành vi gồm: Kinh doanh BĐS mà BĐS đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định; khởi công xây dựng khi chưa đủ điều kiện theo quy định và vi phạm quy định về trật tự xây dựng.

Luật sư La Văn Thái (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: "Tính đến thời điểm này, các hợp đồng thuê đất tại dự án cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá hoàn toàn có thể bị tuyên vô hiệu, do không phù hợp với quy định của pháp luật".

Theo tài liệu chúng tôi thu thập, ngày 12.5.2020, UBND xã Văn Môn đã có báo cáo gửi đến UBND huyện Yên Phong và Phòng Kinh tế - Hạ tầng của huyện này về dấu hiệu vi phạm của chủ đầu tư.
Trong báo cáo nêu rõ: "Hiện nay xuất hiện một số hộ dân xây dựng nhà xưởng thuộc dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá mà việc xây dựng hạ tầng - kỹ thuật của dự án chưa xong. Để đảm bảo công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn xã Văn Môn theo đúng quy định, UBND xã Văn Môn xin được báo cáo UBND huyện, phòng kinh tế hạ tầng được biết...".

Tuy vậy, không hiểu vì lý do gì, gần 1 năm sau, ngày 17.3.2021, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Phong mới tiến hành lập biên bản vi phạm với chủ đầu tư của dự án.
___________________

Người dân chịu hậu quả

Trong đơn phản ánh gửi đến Báo Lao Động, một số hộ sản xuất tại làng nghề Mẫn Xá cho rằng, theo quy định, Cụm Công nghiệp làng nghề là để phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trong làng nghề, nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

Trong khi đó, tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá đang xảy ra tình trạng, người thuê đất không phải là cơ sở sản xuất, kinh doanh như quy định mà là cá nhân đứng ra thuê rồi cho thuê lại để hưởng lợi nhuận. Việc kinh doanh bất động sản trái phép tại dự án của chủ đầu tư đã gián tiếp đẩy mức giá thuê đất lên cao gấp nhiều lần giá thuê trung bình tại các khu công nghiệp trên địa tỉnh. Nhiều hộ sản xuất làng nghề muốn di chuyển xưởng sản xuất ra cụm công nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm như quy hoạch của UBND tỉnh Bắc Ninh, nhưng không thể kham nổi giá thuê.

_________________

TRẦN TUẤN (Báo Lao Động)



0
Share
(Chinhphu.vn) - Trong bối cảnh chung bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó không thể không kể đến những khó khăn của các làng nghề truyền thống như làng gốm cổ Bát Tràng (Gia Lâm), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông)...  mà vốn vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn của du khách.

Nhiều sản phẩm nghề truyền thống chuyển hướng bán online. Ảnh: Diệu Anh

Trong những ngày cao điểm của Hà Nội hạn chế tối đa việc đi lại do dịch bệnh, theo ghi nhận của phóng viên tại làng gốm Bát Tràng, hầu hết các gian hàng dọc hai bên đường và trong chợ đều vắng tanh. Hàng loạt các gian hàng đóng cửa, chỉ có một vài gian hàng cầm cự để giữ mối thì  tập trung chủ yếu vào việc bán hàng online.

Hoạt động kinh doanh tại Bát Tràng thường sôi động nhất là 3 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm. Dịch Covid-19 không chỉ khiến hoạt động giao thương gần như ngưng trệ, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức sản xuất của các cơ sở. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chỉ hoạt động cầm chừng. Hoạt động giao thương ở đây gần như tê liệt. Sản xuất ngừng trệ, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Các đầu mối bán hàng trong nước giao dịch cũng rất chậm, những đơn đặt hàng từ nước ngoài thì bị chững lại. Công nhân nghỉ làm gần hết. Sản lượng làm ra rất thấp.

Cũng bởi sự ảnh hưởng của dịch bệnh mà nhiều ngày nay, gian hàng gốm sứ của bà Nguyễn Thị Dung (56 tuổi) không có khách. Sản lượng bán ra cũng vì thế mà chậm hơn, chỉ tương đương 1/3 so với thời điểm cùng kỳ. Bà Dung cho biết, từ khi có dịch COVID-19, hoạt động kinh doanh của cửa hàng bị xáo trộn. Nhưng để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, tất cả chúng tôi đã đóng cửa và ở trong nhà đẩy hàng bán online để giữ một số mối quen.

Ông Phạm Phúc Nguyên, chủ một cơ sở sản xuất gốm tại làng Bát Tràng cho biết, hiện hầu hết các cơ sở chỉ duy trì sản xuất nhỏ giọt. Để đảm bảo sức khỏe phòng dịch, mọi người cũng ý thức được việc hạn chế giao tiếp trong giờ làm, đeo khẩu trang và đặc biệt không sử dụng đồ chung với người khác.

Không chỉ riêng tại làng nghề Bát Tràng, mà tại làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) cũng rơi vào tình trạng đìu hiu. Nhiều cửa hàng ở đây cũng chuyển sang bán online qua facebook, zalo,... Chị Nguyễn Thị Hoa, chủ một cửa hàng lụa chia sẻ, ngày từ khi dịch Covid-19 xảy ra, cửa hàng buôn bán rất ế ẩm, có khả cả ngày không có một khách hàng ghé qua. Chính vì vậy, chị và một số tiêu thương đã đăng bán trên mạng nhưng lượng tiêu thụ không đáng là bao.

Bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn trong tình hình hiện nay, ông Hà Văn Lâm, Phó Ban đại diện làng gốm Bát Tràng cho biết: “Hiện các tổ chức sản xuất kinh tế của làng nghề đang tích cực động viên nhau ổn định tư tưởng, cố duy trì sản xuất ở mức độ ổn định để giữ vững mặt hàng. Đây cũng là giai đoạn để các doanh nghiệp, hộ sản xuất rà soát lại quy trình, vừa ổn định sản xuất, vừa nghiên cứu các mẫu mã mới để những tháng cuối năm có điều kiện sản xuất tốt hơn”.

Theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, để Bát Tràng thực sự trở thành điểm mạnh kinh tế của Hà Nội thì cần phải có những hướng đi tổng thể. Phải thống nhất từ khâu nguyên liệu đầu vào, đến đầu ra, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó là phải phối kết hợp tổng thể giữa sản phẩm với du lịch, để du khách, khách hàng có thể vừa trải nghiệm, vừa giao lưu, kết hợp ẩm thực...

Trong bối cảnh khó khăn chung bởi dịch bệnh, ông Dần đề xuất, các làng nghề, các nghệ nhân, các thợ thủ công trước hết phải định hình và chủ động đưa ra những đề xuất cụ thể về hướng đi, nguồn nguyên liệu cho tới nhân lực, đầu ra... Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải có chính sách cho nghệ nhân, đặc biệt là nghệ nhân trẻ tuổi. Bởi đây là nguồn lực chính, là nền tảng để giữ vững vị thế các làng nghề truyền thống Thủ đô.

Diệu Anh

0
Share

TTO - Nhiều loại hình tiểu thủ công nghiệp như đan nan tre, đan mây, đan lác, đan lục bình, dệt chiếu... truyền thống của ĐBSCL đã được tái hiện sinh động tại “Ngày hội du lịch chợ nổi Cái Răng”.

Nghề đan nan tre đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên trì - Ảnh: C.HÀO

Là người gắn bó nhiều năm với nghề đan nan tre, ông Tô Hiến, một nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp (xóm Thốn Liên Hạ, P.Lê Bình, Q.Cái Răng), cho biết xóm Thốn Liên Hạ từng là một làng nghề phát triển về nghề đan nan tre nhưng hiện chỉ còn một vài hộ gia đình duy trì với một vài sản phẩm như thúng, sề, nia, sàng, gàu tát nước, vỉ, lồng đèn...

Đa số nghệ nhân là những người lớn tuổi, sản xuất ở quy mô gia đình là chủ yếu. “Vợ chồng chúng tôi tin rằng đến một độ tuổi nào đó, con cháu chúng tôi sẽ nhận ra giá trị của nghề và đủ đam mê để thay chúng tôi duy trì những tinh hoa nghệ thuật dân gian” - ông Hiến nói.

Theo ông Bùi Hữu Sang - trưởng Phòng văn hóa Q.Cái Răng, “địa phương luôn khuyến khích người dân duy trì các làng nghề, bởi nó mới đem lại sức sống cho phát triển du lịch, nhưng các làng nghề đang chết dần.

Thông qua ngày hội này, chúng tôi mong muốn tái hiện các làng nghề về mặt văn hóa đúng như truyền thống của nó, đồng thời hi vọng sẽ khơi dậy tình yêu và những giá trị đang mai một của các loại hình tiểu thủ công nghiệp” - ông Sang nói.

Ngày 9-7, UBND Q.Cái Răng (TP Cần Thơ) cùng Sở Văn hóa, thể thao và du lịch TP Cần Thơ tổ chức khai mạc Ngày hội du lịch chợ nổi Cái Răng nhân ngày Du lịch VN (9-7) và văn hóa chợ nổi Cái Răng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Tâm - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ - đề nghị UBND Q.Cái Răng sớm triển khai đề án bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng (với vốn đầu tư khoảng 63 tỉ đồng), tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch đến thành phố.

Hướng bảo tồn và phát triển là hạn chế phá vỡ hiện trạng, đảm bảo an toàn giao thông thủy - bộ và vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. 

THANH ĐỨC - CHÍ HÀO
tuoitre.vn

1
Share

HNM) - Trong khi người làng nghề đau đáu nỗi niềm đụng đâu khó đó, muốn "cựa mình, bung tỏa" mà thiếu điểm tựa thì không ít đơn vị lữ hành du lịch, vì nhiều nguyên nhân, đã thừa nhận đầy tiếc nuối rằng "tour du lịch làng nghề không còn nằm trong chiến lược ưu tiên kêu gọi du khách". 


Đại diện hầu hết các công ty du lịch đều khẳng định tiềm năng của làng nghề truyền thống rất lớn nhưng chưa được đánh thức. Vấn đề đặt ra là phải làm gì, từ đâu để làng nghề trỗi dậy?

Đầu tư… từ đâu?

Anh Đỗ Mạnh Khang, Công ty cổ phần Thương mại - Du lịch quốc tế Bốn Phương, cho biết: Vài năm trở lại đây, tour du lịch làng nghề đã giảm nhiệt do nhu cầu tìm hiểu, du lịch ở làng nghề chưa được đáp ứng, nhạt nhòa. Ngay cả việc trực tiếp quan sát công đoạn sản xuất, dù mang nặng tính trình diễn như điểm du lịch làng nghề Vạn Phúc, nhưng nếu không đặt lịch trước, khách du lịch cũng sẽ không được đáp ứng. Tour làng nghề Bát Tràng còn gặp nhiều khó khăn hơn. 

Đơn cử như, trên tuyến tour hút khách bậc nhất của du lịch Hà Nội là "Hà Nội - Quảng Ninh" đã có các điểm tham quan làng nghề gốm Chu Đậu (Hải Dương); gốm Đông Triều (Quảng Ninh), do vậy đưa làng gốm Bát Tràng vào hành trình sẽ không phù hợp, đặc biệt là về cung đường, thời gian. Chưa kể, nếu tới Bát Tràng "chẳng may" gặp đoàn học sinh tham quan, với hàng trăm em nhỏ, du khách sẽ bị hạn chế cơ hội tiếp xúc, cảm nhận về nghề, làng nghề.

Thực tế này đã khiến các tuyến du lịch làng nghề, cụ thể là hai điểm Bát Tràng, Vạn Phúc, thời gian gần đây, dần thưa vắng. Bản thân anh Khang, đã gần 2 năm nay, không còn nhận được yêu cầu đưa khách về các điểm làng nghề kể trên. Anh Khang cho biết, nhiều anh em đồng nghiệp cũng chung tình trạng đó và chỉ có khoảng 10-20% hướng dẫn viên có hợp đồng đưa khách tham quan làng nghề với thời gian vô cùng hạn chế. Không ít tour, vì số lượng khách đăng ký quá ít, các đơn vị lữ hành phải kết nối với nhau để ghép khách hoặc thậm chí, để chiều lòng khách, có hướng dẫn viên còn lấy xe gắn máy tranh thủ đưa 1, 2 người tới các điểm tham quan này.

Dành thời gian tham quan làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc, dễ thấy tình trạng đô thị hóa đã phá vỡ không gian làng nghề. Ùn tắc giao thông vào giờ tan học, lúc chuyển hàng, nhập nguyên liệu, khi công ty lữ hành "đổ" khách… diễn ra thường xuyên. Chính bản thân làng nghề cũng tự hại mình bằng cách trà trộn hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc để bán hay bán cho khách nội địa và khách nước ngoài cùng sản phẩm với mức giá khác nhau… Tất cả, dường như là hệ lụy của việc phát triển du lịch làng nghề tự phát, manh mún, thiếu định hướng tập trung, quy trình bài bản.

Anh Lê Ngọc Hiền (Công ty Du lịch Tâm Long Travel) cho biết: "Chứng kiến các nước trong khu vực làm du lịch mới thấy chúng ta để lãng phí nhiều "tài nguyên", trong đó đáng kể nhất là du lịch làng nghề. Singapore, Malaysia, Thái Lan… có nhiều điểm du lịch nổi tiếng dù không có chiều sâu. So với những điểm du lịch của họ, làng nghề của Việt Nam nói chung đều rất tuyệt vời và với Bát Tràng, Vạn Phúc có thể coi là ngọc quý. Nếu được quan tâm, đầu tư sẽ có thể phát triển cực tốt vì không phải nơi nào cũng có được tiềm năng dồi dào về lịch sử, văn hóa như vậy". 

Nghệ nhân gốm Bát Tràng, Đặng Đình Hải, chia sẻ một câu chuyện có thật để minh chứng cho nhận xét trên: "Tôi đi Thái Lan, vào khu du lịch Noo Núc mà choáng ngợp. Một khu sản xuất gốm, so với Bát Tràng còn quá non trẻ, nhưng được đầu tư, quy hoạch tốt tới mức trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua ở đất nước này. Du khách đổ xô tới vui chơi, tiêu tiền, khi về đều hài lòng. Bản thân tôi, tới đây, đi một vòng cũng tiêu cả chục triệu đồng rồi… thấy tiếc, không phải tiếc tiền mà tiếc quê mình không làm được như thế".

Vài năm trở lại đây, tour du lịch làng nghề đã giảm nhiệt do nhu cầu tìm hiểu du lịch ở làng nghề chưa được đáp ứng.

Đánh thức tiềm năng

Câu hỏi "vì sao không làm được như thế" không phải là sự tự vấn của riêng người làng nghề trong thời điểm này. Chủ trương "Đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại hai điểm làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng dệt lụa Vạn Phúc" của TP Hà Nội được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa cho du lịch làng nghề phát triển dài hơi, bài bản. 

Ngay lúc này, các ban, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện dự án đang tập trung khảo sát đồng bộ tại hai điểm làng nghề, nhằm đưa ra "đề bài" chính xác nhất cho các đơn vị tư vấn tham gia nghiên cứu,… hướng tới mục tiêu xây dựng điểm đến du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở phù hợp với quy hoạch bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, kiến trúc, nghề truyền thống bảo đảm thân thiện với môi trường và hài hòa với cảnh quan khu vực. Các đơn vị tư vấn thiết kế trong và ngoài nước cũng rất hào hứng, quan tâm tới dự án mang nhiều ý nghĩa văn hóa - xã hội này. 

Tại các làng nghề, chính quyền địa phương cũng đã và đang rốt ráo thực hiện các kế hoạch đón đầu dự án. Nhiều gợi ý đáng kể như: Xây dựng lộ trình tham quan chuẩn với các điểm nối được thiết kế xuyên suốt quá trình lịch sử hình thành, gìn giữ, phát triển nghề thông qua hình thức kể chuyện bằng âm thanh, hình ảnh, hiện vật cổ…; tổ chức tuyên truyền vận động người dân hiểu giá trị nghề truyền thống cũng như có ý thức bảo vệ thương hiệu bằng việc lưu dấu thương hiệu trên sản phẩm, kiên quyết đưa hàng ngoại lai ra khỏi không gian làng nghề; tìm nguyên liệu phù hợp hỗ trợ sản xuất trong khi tiến hành đầu tư sớm vùng nguyên liệu… đang từng bước được thực hiện. Đâu đó những điểm nhấn đắt giá như không gian trưng bày sản phẩm thuần Việt với sân gạch, nhà gỗ, lối đi quanh co ngát hương cau, hương bưởi; những xưởng gốm để khách một lần làm thợ… đã được quan tâm, chăm chút hơn...

Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch làng nghề luôn được nhắc đến như một lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Ngành du lịch Thủ đô cũng rất quan tâm đến giá trị, tiềm năng của làng nghề trong phát triển du lịch. Vấn đề là, du lịch làng nghề cần dựa vào chính con người làng nghề; người làng nghề cần hiểu sâu sắc rằng nghề truyền thống không phải là mạch nguồn vô tận nếu không biết cách giữ gìn và thúc đẩy phát triển phù hợp. Nói cách khác, khi những thế mạnh ấy vẫn chưa được chính người làng nghề đánh thức, khơi dậy, cộng với sự đầu tư về nhân lực, định hướng phát triển, những hoạt động xúc tiến du lịch thì sự kết nối giữa du lịch với làng nghề sẽ tiếp tục hời hợt, lỏng lẻo và tiềm năng cũng sẽ mãi chỉ là tiềm năng.

Thanh Thủy
hanoimoi.com.vn

0
Share

Dân trí “Bác đã nhận được quà của các chú. Bác trích một phần tiền tiết kiệm Bác dành dụm được tặng các chú 50 đồng làm vốn để các chú khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan ở địa phương”.

Đó là một đoạn trong bức thư Bác gửi những nghệ nhân làng Ngọc Động sau khi Bác nhận được món quà là bộ ghế mây mà các nghệ nhân của làng nghề tặng Bác.

Ý tưởng đan ghế tặng Bác Hồ

Trong không khí những ngày kỷ niệm 121 năm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890 - 19/5/2011), chúng tôi về thôn Ngọc Động, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) thăm làng nghề mây tre đan nổi tiếng. Đi qua cổng làng Ngọc Động vài trăm mét, chúng tôi có mặt tại căn nhà nhỏ của nghệ nhân Nguyễn Văn Minh. Ông là một trong 7 người tham gia đan bộ ghế mây tặng Bác. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những chiếc máy nổ cùng những nguyên liệu mây giang và rất nhiều những sản phẩm làm từ mây giang.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh

Tiếp chúng tôi là một người đàn ông dong dỏng cao, mái tóc hoa râm, một tuổi già còn nhiều minh mẫn và khéo léo. Bên bộ bàn ghế mây do chính tay ông làm ra và ấm trà nóng, nghệ nhân Minh nhẹ nhàng kể lại câu chuyện về ý tưởng đan bộ ghế mây tặng Bác Hồ của nhóm nghệ nhân mây giang làng Ngọc Động, trong đó có ông.

Chỉ tay vào chiếc ghế mây giống hệt ghế tặng Bác Hồ, nghệ nhân Minh kể: “Việc đan ghế tặng Bác đối với tôi là một kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời gắn với nghề đan mây truyền thống. Đó không chỉ là niềm vui, sự xúc động của riêng bản thân mà còn là niềm tự hào của những người con làng Ngọc Động”.

Nghệ nhân Minh bên sản phẩm ghế mây độc đáo - bản sao của chiếc ghế mây mà nhóm nghệ nhân làng Ngọc Động đã dành tặng Bác Hồ

Trước đây, làng Ngọc Động còn là một vùng đồng quê chiêm trũng nghèo, ít đồng ruộng. Nhiều thanh niên khỏe mạnh bỏ làng đi tha hương kiếm sống, chỉ còn lại những lớp người trung tuổi ở làng. Thời đó, làng có nghề đan mây tre có truyền thống lâu năm nhưng không mấy phát triển, ông tổ của làng làng nghề là ông Binh Cổng hay còn gọi là Binh Tiền.

Năm 1957, khi ông Minh 15 tuổi, ông đã cùng một số anh em trong làng ở lại học nghề đan mây tre truyền thống. Vốn là người chịu khó, ham học lại có sẵn tính thông minh nên ông Minh tiếp thu nghề mây tre đan rất nhanh và thành thạo, có sự sáng tạo hơn hẳn nhiều người trong làng. Tên tuổi của ông cũng nhanh chóng được người địa phương biết đến.

Khi biết tin Bác chuẩn bị về ở nhà sàn, các cụ cao niên trong làng Ngọc Động đề xuất ý tưởng làm một kỷ vật gì đó để tặng Bác. Ý tưởng về việc làm bộ ghế mây tre đan tặng Bác ra đời từ đó. Sau đó, làng nghề đã mở cuộc tuyển chọn những nghệ nhân có tay nghề giỏi nhất để tham gia đan ghế mây tặng Bác. Sau đó, làng đã chọn được 7 nghệ nhân tham gia công việc cao quý này.

 Đình làng Ngọc Động, nơi nhóm nghệ nhân làng nghề miệt mài làm ghế mây tặng Bác Hồ

“Để có những chiếc ghế mây đẹp, mềm và êm thì đòi hỏi sự cố gắng, tâm huyết của tất cả các thành viên trong nhóm nghệ nhân thực hiện. Ai cũng cố gắng, mong mỏi sẽ thực hiện thành công để tặng Bác. Nó sẽ giúp Bác thuận tiện trong khi làm việc, đọc sách và tiếp khách”, nghệ nhân Nguyễn Văn Minh nhớ lại.

Những kỷ niệm khó quên với Bác

Gần nửa thế kỷ đã đi qua, kể từ lần cuối gặp Bác Hồ, ông Nguyễn Văn Minh vẫn nhớ như in những kỷ niệm về Bác. Đó là sự giản dị, gần gũi với nhân dân của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.

Năm 1965, khi nghe tin Bác Hồ mời đoàn Anh hùng miền Nam lần đầu tiên ra thăm miền Bắc, trong lòng ông cảm thấy vô cùng sung sướng và mong được gặp Bác. Đó là lần nhóm nghệ nhân làng nghề của ông dâng tặng Bác bộ ghế mây tre của làng nghề truyền thống.

Tuổi già, nhưng những công việc vất vả như uốn nguyên liệu mây tre hay đan mây ông Minh vẫn có thể tự tay làm

Ông Minh bồi hồi nhớ lại: “Vì đó là ghế làm tặng Bác nên mỗi người chúng tôi đều ý thức được trách nhiệm và vinh dự lớn lao của mình. Mọi công đoạn đều được làm cẩn thận và chắc chắn đảm bảo độ bền cao. Mọi công đoạn đòi hỏi sự tỷ mỉ và công phu nên việc chọn nguyên liệu cũng hết sức tỉ mỉ, những cây song mây được chọn có tuổi đời từ 10 - 15 năm, thân màu vàng óng, gỗ phải là loại gỗ tốt nhất, chống mọt. Các sợi mây được tước thủ công sau đó kéo qua kéo lại cho thật bóng. Đặc biệt khâu chọn sơn rất được chú trọng và phải là sơn ta để chống bay hơi”.

Sự cố gắng ấy đã được đền đáp, món quà lớn lao do tự tay nhóm nghệ nhân làng Ngọc Động làm được dâng tặng Bác Hồ. Niềm vui sướng trào dâng, lan tỏa trong mỗi người nghệ nhân lúc đó. Ông minh cũng vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huy hiệu Hồ chí Minh, đó là món quà ý nghĩa cao quý nhất là ông luôn trân trọng.

Cũng trong dịp đó, tổ hợp làng nghề Ngọc Động nhận được một món quà 50 đồng và một lá thư của Bác Hồ viết gửi lại cho nhóm nghệ nhân làng Ngọc Động, trong lá thư có đoạn: “Bác đã nhận được quà của các chú. Bác trích tiền tiết kiệm của Bác dành dụm được tặng các chú 50 đồng làm vốn để các chú khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan ở địa phương”.

Từ tấm lòng và sự động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làng nghề mây tre truyền thống Ngọc Động như được truyền lửa. Làng nghề không những được khôi phục mà ngày càng có thương hiệu, nổi tiếng khắp các tỉnh lân cận như: Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc…

Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh cũng như bao thế hệ nghệ nhân khác trong làng nghề, luôn cố gắng sáng tạo để làng nghề phát triển hơn nữa. Những kỷ niệm và tấm lòng của Bác Hồ vẫn luôn sáng mãi trong ông, thôi thúc ông phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa làng nghề miền quê Việt Nam.

Cao Tuân - Duy Tuyên
http://dantri.com.vn/


0
Share


Ông Nguyễn Lực, Phó Chủ tịch thường trực Phía Nam Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (ảnh tamnhin.net)

Ra mắt trang thương mại điện tử www.allunee.com

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Nguyễn Hữu Tiến, Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư Thiên Rồng Việt cho biết, trang thương mại điện tử www.allunee.com do Công ty quản lý mới được ra mắt tại TP.HCM.

Cũng theo ông Tiến, www.allunee.com sẽ trở thành sàn giao dịch thương mại điện tử với mong muốn cổ vũ và tạo xu hướng sử dụng và ủng hộ nhãn hiệu, sản phẩm Việt, doanh nghiệp Việt. Mục tiêu được đặt ra là trong một vài năm tới, trang thương mại điện tử này sẽ được biết đến như là một trong các tổ chức có uy tín và dịch vụ tốt tại Việt Nam để mua đúng hàng Việt Nam.

“80% sản phẩm từ làng nghề truyền thống của Việt Nam sẽ được giới thiệu tại đây và chủ đầu tư sẽ thực hiện nhiều giải pháp để kết nối các sản phẩm này tới người tiêu dùng trong và ngoài nước”, ông Tiến cam kết.

Ông Nguyễn Hữu Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thiên Rồng Việt cùng đại biểu chúc mừng www.allunee.com đi vào hoạt động (ảnh tamnhin.net)

Theo ông  Nguyễn Lực, Phó chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 5.000 làng nghề, thu hút khoảng 13 triệu lao động nông thôn. Hiện, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ làng nghề đạt 1,6 tỷ USD và cung cấp đủ nhu cầu cho thị trường nội địa. Sản phẩm của các làng nghề ngày càng thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước cả về chất lượng, thẩm mỹ và có bản sắc riêng.

“Hiện vẫn còn nhiều yếu kém đang tồn tại đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề. Trong đó, việc xúc tiến bán hàng, tiêu thụ sản phẩm là yếu điểm chưa được cải thiện tương xứng với sản xuất và phát triển sản phẩm hiện nay”, ông Lực nói và cho rằng, để các doanh nghiệp bán lẻ, người tiêu dùng ngay thị trường trong nước cũng như các nhà nhập khẩu nước ngoài biết đến các sản phẩm của làng nghề Việt thì tận dụng các tiện ích từ internet để tiếp cận đối tác, khách hàng là giải pháp phù hợp, rẻ và tiện lợi.

Dịp này, Công ty Thiên Rồng Việt Việt còn ra mắt  Tạp chí chuyên đề Allunee và Dự án chuỗi 5 trong 1, đó là các hoạt động trong lĩnh xúc tiến thương mại đầu tư, xây dựng; truyền thông doanh nghiệp; giáo dục; dịch vụ lữ hành và các nhà hàng khách sạn, cà phê….

Hồng Sơn
____________
http://www.infolinks.com/join-us?aid=2715514


0
Share

Hà Nội đầu tư phát triển làng nghề truyền thống Bát Tràng và Vạn Phúc


UBND Thành phố Hà Nội vừa có chủ trương tổ chức thực hiện thí điểm mô hình dự án đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại 2 làng nghề điển hình có điều kiện phát triển đồng bộ là làng gốm sứ Bát Tràng và làng dệt lụa Vạn Phúc.

Cụ thể, Dự án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng có diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 120ha tại khu vực ngoài đê sông Hồng, nằm trên địa giới hành chính xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Dự án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng dệt lụa Vạn Phúc có diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 51,6ha (bao gồm: làng Vạn Phúc hiện có khoảng 38,2ha, khu đất đấu giá Vạn Phúc khoảng 1,84ha, một phần điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Vạn Phúc khoảng 5,67ha, một phần dự án đầu tư Khu nhà ở TSQ Galaxy 1 khoảng 5,89ha), nằm trên địa giới hành chính phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

Theo thiết kế, dự án bảo tồn phát triển làng nghề phải đảm bảo có 07 khu vực chức năng chính gồm hệ thống bãi đỗ xe phục vụ du lịch và sản xuất, dịch vụ; Khu ẩm thực nhằm phục vụ các món truyền thống mang đậm bản sắc địa phương, Thủ đô Hà Nội, các vùng, miền trên khắp đất nước và các nhu cầu ẩm thực khác của du khách.

Khu hạ tầng kỹ thuật bao gồm: (1) Hệ thống giao thông nội bộ làng nghề; (2) Hệ thống hạ tầng dịch vụ du lịch: bố trí các công trình dịch vụ thuận tiện cho du khách (nhà vệ sinh công cộng, các ki-ốt bán hàng, các biển báo, chỉ dẫn,...); (3) Cải tạo xây dựng vườn hoa, cây xanh, sân vườn, tiểu cảnh kết hợp việc chỉnh trang, trang trí các công trình hiện có (kiến trúc mặt đứng các công trình nhà cổ, dân cư hiện có) để khôi phục không gian, cảnh quan khu vực làng nghề; (4) Hạ tầng khu vui chơi, giải trí, công viên, vườn hoa...; (5) Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống thu gom rác thải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và cảnh quan; 6) Hệ thống chiếu sáng đường, chiếu sáng công trình.

Khu vực công trình, địa điểm dành cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng (kết hợp vui chơi, thể thao), trên cơ sở bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc như: biểu diễn chèo, múa rối nước.

Ngoài ra, dự án còn có khu vực thương mại giới thiệu và bán sản phẩm nghề truyền thống; Khu vực bảo tồn các công trình di tích lịch sử, công trình có giá trị văn hóa, cơ sở sản xuất nghề truyền thống; Khu vực xây dựng Bảo tàng hoặc Nhà truyền thống làng nghề.

Dự án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch nhằm xây dựng điểm đến du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế; trên cơ sở phù hợp quy hoạch, bảo tồn, khai thác, phát huy tốt các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghề truyền thống của làng nghề; đảm bảo thân thiện với môi trường và hài hòa với cảnh quan khu vực.

UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Du lịch chủ trì xây dựng Đề án đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng và làng dệt lụa Vạn Phúc; Phối hợp với Tổng Công ty Du lịch Hà Nội hướng dẫn đơn vị tư vấn liên hệ và làm việc với UBND phường Vạn Phúc, UBND xã Bát Tràng để cung cấp thông tin trong quá trình nghiên cứu đề xuất phương án thiết kế ý tưởng.

Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý, chuẩn bị đề xuất UBND Thành phố tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế ý tưởng và tổ chức Hội thảo về phương án bảo tồn, phát triển 2 làng nghề vào cuối tháng 4/2016.

Trang Nguyễn
http://baodautu.vn/

0
Share

Bảo tồn 2 làng nghề được công nhận di sản


UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết đã xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghề đóng xuồng, ghe” ở xã Long Hậu (H.Lai Vung) và “Nghề dệt chiếu Định Yên” ở xã Định Yên (H.Lấp Vò), trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020. Nghề dệt chiếu được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013; còn nghề đóng ghe xuồng được công nhận vào năm 2014.

Qua quá trình phát triển hàng trăm năm, 2 làng nghề đến nay đã để lại nhiều giá trị di sản văn hóa quý báu cũng như giải quyết việc làm cho đông đảo người dân địa phương. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhu cầu sử dụng sản phẩm làng nghề đang giảm dần. Để nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nhiều hộ đã chuyển sang sản xuất chiếu bằng máy thay vì thủ công, làm mất tính hấp dẫn của sản phẩm, đặt làng nghề trước nguy cơ mai một theo thời gian...

Do vậy, cần thiết phải có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị để làng nghề phát triển trong điều kiện mới và lưu truyền cho đời sau. Cụ thể là khôi phục phiên chợ chiếu ma đêm, gắn với xây dựng tour - tuyến, đưa khách du lịch tham quan làng nghề; tiến hành khảo sát nắm chắc lại thực trạng 2 làng nghề; thị trường tiêu thụ sản phẩm; điều chỉnh phù hợp hỗ trợ làng nghề phát triển...

Thanh Dũng
http://thanhnien.vn/


0
Share
Bài đăng cũ hơn Trang chủ

Bài đọc nhiều

  • Gốm sứ mỹ nghệ việt nam trên thi trường thế giới
    NGUYỄN LỰC Phó Chủ tịch Thường trực phía Nam Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Dù muốn hay không, các làng nghề gốm cũng đan...
  • Phố đàn Nguyễn Thiện Thuật- Làng đờn quận 4.
    Ở Tp.HCM có một con đường được nhiều người gọi là phố đàn, đó là con đường Nguyễn Thiện Thuật nằm trên địa bàn quận 3. Gọi là phố đàn như...
  • Chợ nổi Cái Răng tái hiện làng nghề thủ công
    TTO - Nhiều loại hình tiểu thủ công nghiệp như đan nan tre, đan mây, đan lác, đan lục bình, dệt chiếu... truyền thống của ĐBSCL đã được t...
  • Top 20 làng nghề truyền thống nổi tiếng Việt Nam - Năm 2016 (P2)
    Top 20 làng nghề truyền thống nổi tiếng Việt Nam - Năm 2016 (P2) (Vietkings) - Các làng nghề truyền thống Việt Nam đã r...

THEO DÕI CHÚNG TÔI

  • facebook
  • twitter
  • instagram
  • Dribbble

Trang Facebook

Chuyên mục chính

Câu chuyện làng nghề Chính sách Danh bạ Du lịch làng nghề Dự báo Hoạt động làng nghề Khảo cứu Khảo cứu khác Làng nghề Nghệ nhân Slider Sự kiện Thị trường Thiết kế Trao đổi

Tài trợ bởi


Facebook Twitter Instagram Pinterest Bloglovin Google Plus Tumblr
Copyright © 2005-2021 SAIGONVICRAFTS

.