Tiếp thị hàng thủ công mỹ nghệ - Khảo sát từ bang Orissa, Ấn Độ (phần 2)

IV- HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Hành vi người tiêu dùng liên quan đến việc nghiên cứu không chỉ về những gì về người tiêu dùng, nhưng còn liên quan đến trả lới các câu hỏi ở đâu? có thường xuyên không, và trong điều kiện nào hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ. Một sự hiểu biết về hành vi người tiêu dùng của các phân khúc thị trường khác nhau giúp người bán hàng lựa chọn thiết kế sản phẩm hiệu quả nhất,
giá cả, lời lẽ quảng cáo, kênh phân phối. Hành vi người tiêu dùng được xác định là hành vi có liên quan trong việc lập kế hoạch, mua hàng và sử dụng hàng hóa và dịch vụ Như vậy, hành vi của người tiêu dùng được định nghĩa là các hành vi của các cá nhân trực tiếp liên quan đến việc nhận và sử dụng hàng hóa và dịch vụ bao gồm các quá trình quyết định đặt ra trước đó và định hướng những hành vi này.

Về vấn đề mua hàng thủ công mỹ nghệ, đôi khi, người mua phải đối mặt với các vấn đề mua hàng từ các cửa hàng bán lẻ và các nhà buôn. Quan hệ tốt với khách hàng sẽ tăng doanh số bán hàng. Sự hài lòng của khách hàng là cơ sở cho sự thành công của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. Doanh số bán hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào các yếu tố, chẳng hạn như người bán hàng giỏi trong các cửa hàng, có sẵn các mặt hàng để bán theo nhu cầu, về kích thước và hình dạng sản phẩm, v.v. Những người bán hàng thông qua cách cư xử dễ chịu và lịch sự dễ thu hút khách hàng để nâng cao doanh số bán hàng. Chất lượng các sản phẩn cần được duy trì bằng các thiết bị bảo quản. Sự hài lòng của khách hàng là điều cốt yếu của tiếp thị. Tất cả những người bán hàng cần được đào tạo để duy trì quan hệ tốt với khách hàng. Trung tâm tiếp thị nông thôn và Khuyếch trương dịch vụ và Tổng công ty phát triển thủ công mỹ nghệ Orissa thực hiện nghiên cứu thị trường và nghiên cứu người tiêu dùng định kỳ để giúp cho các nghệ nhân sản xuất những sản phẩm cần thiết cho người mua.

V- MẠNG LƯỚI MARKETING HIỆN HỮU TẠI ORISSA, ẤN ĐỘ

Chiến dịch quảng bá sản phẩm: Chiến dịch này được thực hiện bởi các tổ chức Chính phủ, tổ chức tiếp thị lớn, hợp tác xã và các tổ chức phi chính phủ để quảng bá sản phẩm.

Cửa hàng thủ công, các giáo đoàn và Hội chợ thương mại: như cửa hàng từ thiện và các giáo đoàn là một phần thiết yếu của đời sống xã hôi Ấn được tổ chức tại các địa điểm khác nhau nằm rải rác khắp nơi trong nước.

Hội chợ thương mại địa phương trở thành một phương tiện truyền thông quan trọng cho việc bán hàng, xúc tiến các sản phẩm. Hội chợ thương mại địa phương cung cấp đầu ra cho sản phẩm cho nghệ nhân địa phương. Hội chợ ngành nghề tổ chức ở cấp quốc gia và quốc tế cung cấp cơ hội cho những cá nhân, tổ chức.

Các trung tâm mua sắm thủ công mỹ nghệ và các cửa hàng nằm rãi rác nhiều nơi khác nhau, đặc biệt là địa điểm du lịch quan trọng. Tiềm năng cơ sở, nghệ nhân trong nước trong lĩnh vực này là rất lớn. Tuy nhiên, sự cần thiết là tạo cơ sở hạ tầng tiếp thị và khung làm việc ưu đãi để khuyến khích phát huy tài nghệ của nghệ nhân.

Vì vậy, vấn đề cần quan tâm là trong khi có một số lớn các sản phẩm khác nhau  của các nghệ nhân nằm rải rác trên khắp đất nước với cơ sở hạ tầng tiếp thị, hệ thống tiếp thị cho các sản phẩm yếu kém nên giá trị của tài năng của họ không thể vượt ra khỏi ranh giới nhỏ của họ.

Do đó, tạo ra các mạng lưới tiếp thị các sản phẩm có thể dẫn đến:

a- Phát triển kỹ năng của các nghệ nhân địa phương;

b- Tăng các cơ hội việc làm cho dân chúng địa phương;

c- Phát triển vùng miền thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết.

Tạo ra mạng lưới tiếp thị cho các sản phẩm của các nghệ nhân nông thôn có thể trở thành cơ sở của sự tăng trưởng nhanh và phát triển trong nước.

Tiếp thị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, có thể được phân chia đại thể như sau:

1. Tiếp thị trong nội bang/giữa các khu vực: tức là tiếp thị sản phẩm trong cùng một bang hoặc khu vực bằng các phương tiện:
a. Cửa hàng bán lẻ riêng lẻ
b. Mạng lưới các cửa hàng bán lẻ
c. Mạng lưới phân phối - mạng lưới thương nhân

2. Tiếp thị giữa các tiểu bang: tức là tiếp thị sản phẩm trên toàn bang và trên một cự ly rộng hơn

3. Tiếp thị xuất khẩu: Tức là tiếp thị các sản phẩm sang các nước khác. Điều này có thể tự tổ chức thực hiện hoặc thông qua các nhà xuất khẩu hiện hữu, nhà nhập khẩu hoặc đại lý của mình. Trong khi đó tổ chức tiếp thị với sức mạnh tài chính hoặc mạng lưới tiếp thị đã thành lập, sử dụng mạng lưới tiếp thị của các nhà phân phối, các thương nhân để tiếp thị sản phẩm của họ. Các cá nhân nghệ nhân hoặc các tổ chức nhỏ thường sử dụng hội chợ thương mại, các giáo đoàn, tổ chức cho người mua người bán gặp nhau để quảng bá, bán hàng, hoặc tiếp thị sản phẩm của họ.

VI- SỰ CẢN TRỞ PHÁT TRIỂN

Có nhiều lý do làm cho năng suất thấp, hiệu suất thấp của ngành thủ công mỹ nghệ, trong đó có các lý do chính như sau:

- Sản xuất không được tổ chức tốt,
- Thiếu những nỗ lực hiện đại hóa,
- Cơ sở vật chất bị hạn chế,
- Cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài,
- Cơ hội thị trường bị hạn chế,
- Thiếu sự hướng dẫn và sự khích lệ đúng đắn,
- Chi phí sản xuất sản phẩm cao,
- Thiếu sự tiếp xúc và môi trường làm việc nghèo nàn

VII- SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA CÁC NGHỆ NHÂN TRONG CÁC KHU VỰC CHỨC NĂNG KHÁC NHAU:

Trong các khu vực chức năng khác nhau như sản xuất, tiếp thị, thiết kế, tài chính và phát triển sản phẩm và đào tạo, sự cố gắng đã được thực hiện để tập hợp các biện pháp can thiệp có thể theo đề nghị của Tổng cục về hàng thủ công mỹ nghệ và nghề thủ công trong các báo cáo khác nhau của họ và của các nghệ nhân. Biên soạn được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.


Bảng 2:


Để đưa ngành hàng thủ công mỹ nghệ đạt vị trí hàng đầu, những gợi ý sau đây có thể được thực hiện:

Tổ chức mạng lưới tiếp thị: Sự thiếu vắng mạng lưới tiếp thị là yếu tố làm nản lòng mọi người trong lĩnh vực này. Các nghệ nhân phải tự mình tổ chức tiếp thị dưới sự bảo trợ của hợp tác xã để tiếp thị sản phẩm của mình. Đối với vấn đề tiếp thị, mối liên kết ngày càng phải được phát triển với các nhóm, đối tác bên ngoài.

Đăng ký thiết kế: Đăng ký thiết kế nên được tổ chức thực hiện. Điều đó có nghĩa là bất kỳ nào thiết kế của bất kỳ nghệ nhân nào giới thiệu về bất kỳ sản phẩm nào cần được đăng ký. Do đó, về sau không ai có thể sao chép nó.

Lập danh bạ hàng thủ công mỹ nghệ thích hợp: Chính phủ nên đưa một danh mục hàng thủ công mỹ nghệ với các chi tiết về thợ thủ công đến văn phòng du lịch khác nhau, sân bay và khách sạn sang trọng. Khách hàng nước ngoài có thể qua đó nhận được chi tiết hơn về sản phẩm và giúp họ mua hàng hóa trực tiếp từ các nghệ nhân.

Đồng nhất giá cả: Người ta thường phàn nàn rằng giá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là rất thất thường và không thống nhất. Có sự khác biệt giá của cùng một sản phẩm nếu mua từ hai cửa hàng hoặc từ hai nơi khác nhau. Trong tình huống này, khách hàng cảm thấy bị lợi dụng và làm phiền. Điều này có thể tác động rất xấu đến nhu cầu mua của sản phẩm. Phân loại nghệ thuật trong mỗi sản phẩm thủ công nên được thực hiện theo các kỹ năng trình bày, chất lượng của nguyên liệu được sử dụng và giá cả phải được tính toán phù hợp bởi một đội ngũ các chuyên gia.

Tạo ra nhận thức: Phần lớn các nghệ nhân không nhận thức được về các phương án mới khác nhau như vay với lãi suất ưu đãi, các loại công cụ, thuốc nhuộm và hóa chất, cơ sở vật chất vừa là nhà ở, vừa là xưởng sản xuất. Đây là trách nhiệm của các tổ chức xúc tiến trong việc làm cho các thợ thủ công nhận thức về các chương trình an sinh khác nhau.

Tăng cường nghiên cứu và phát triển: Để nâng cao chất lượng của sản phẩm phải tổ chức công tác nghiên cứu và phát triển (R & D). Công tác này giúp phát triển nhiều mặt hàng mới và thiết kế mới.

Mời các nhà thiết kế giỏi nước ngoài: Nhà thiết kế giỏi nước ngoài có thể được mời đến các trung tâm thiết kế để hướng dẫn cho các thợ thủ công.

Gia tăng giá trị sản phẩm: Tổ chức chuyên ngành khác nhau, như Trung tâm thiết kế thủ công mỹ nghệ, có thể giúp các đơn vị địa phương sản xuất các mặt hàng gia tăng giá trị không chỉ giúp đỡ để thâm nhập thị trường địa phương, mà còn giúp trong việc xuất khẩu các mặt hàng ra nước ngoài.

Quảng bá rộng rãi: Để thu hút người mua ngày càng nhiều hơn, cả trong và ngoài nước, các tổ chức quảng cáo và tiếp thị phải chú trọng đúng mức về việc quảng bá rộng rãi các sản phẩm địa phương khác nhau. Các tổ chức xúc tiến cần tổ chức các cuộc gặp gỡ người mua và người bán thường xuyên.

Trưng bày, trưng bày và trưng bày: Trong bất kỳ cách thức có thể nào, tất cả các tổ chức quảng cáo và tiếp thị, phải trưng bày các mặt hàng địa phương ở nhiều sân bay, nhà ga, trạm xe buýt, trung tâm thương mại ... Điều này sẽ giúp các nghệ nhân địa phương có được đơn đặt hàng từ khách du lịch nước ngoài, thương nhân, tổ chức tiếp thị…

Quy mô xuất khẩu: Nếu nỗ lực có phương pháp được thực hiện, một số sản phẩm chọn lọc có thể nổi lên như là một một nguồn thu ngoại hối lớn trong tương lai gần. Tuy nhiên, trước khi xuất khẩu các mặt hàng cần quan tâm thực hiện việc nhận dạng sản phẩm, định lượng lượng sản xuất, sắp xếp nguồn cung cấp, giá cả, giao hàng, chất lượng, điều kiện thanh toán.

Định vị chiến lược cho hàng thủ công mỹ nghệ: Thủ công mỹ nghệ, được sản xuất với kỹ năng truyền thống, dần dần phải đối mặt với cạnh tranh từ các sản phẩm làm bằng máy có tính đồng đều và hoàn thiện tốt hơn. Một số lớn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã không có sự thay thế, cũng không phải cạnh tranh với bất kỳ người mới vào nghề nào trong lĩnh vực này. Vì vậy, các nhà cung cấp, người mới vào nghề và các sản phẩm thay thế không là yếu tố quan trọng trong các định vị chiến lược hàng thủ công mỹ nghệ.

Với phương cách riêng biệt, mọi người đến với người mua và các nhóm người mua, bao gồm các trung gian và chuỗi phân phối.

VII- KẾT LUẬN:

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một loại sản phẩm mà khi một người mua thích nó, họ được chuẩn bị sẵn sàng để trả một mức giá có thể vượt quá mức giá tiêu chuẩn của sản phẩm. Việc cân nhắc chính là xem xét ý thích của người mua sản phẩm. Các kênh đại lý, chẳng hạn như nhà bán lẻ, người trung gian hoặc nhà phân phối, cố gắng tận dụng khả năng này và sẽ kiếm được lợi nhuận đáng kể, bảo đảm gần như toàn bộ các chi phí của các thợ thủ công. Do đó, trong định vị chiến lược hàng thủ công mỹ nghệ rốt cuộc là định vị trên mặt trận tiếp thị. Trong chừng mực nhất định, định vị chiến lược có liên quan, một sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể được phân loại trên cơ sở giá cả, việc xuất khẩu tại chổ trên thị trường nôi địa, dễ bảo trì, dễ dàng cất giữ, giá trị hữu dụng, giá trị trang trí và khuynh hướng hiện đại hoặc truyền thống. Mặc dù việc định vị như tồn tại hiện nay trong ngành thủ công mỹ nghệ đã được thảo luận ở trên, nó không rõ ràng rằng đây sự định vị lý tưởng.

Bên cạnh đó, điều cần thiết đối với các tổ chức có cùng mục địch đến với nhau để đưa ra các hướng chiến lược và kế hoạch hành động để phát triển hệ thống, các thủ tục và quy tắt liên quan đến thiết kế, thị trường, đổi mới công nghệ và chất lượng cuộc sống để làm sao thiết kế sản phẩm, nghiên cứu công nghệ và tiếp thị trở thành một phần không tách rời của việc nâng cấp hàng thủ công và quá trình tái định vị.

Nghề thủ công là gốc rễ của sự sáng tạo và tạo ra sự khác biệt cần thiết của một quốc gia trong toàn cầu hóa. Điều quan trọng nhất, thủ công đã trở thành nguồn gốc cho thiết kế công nghiệp và thiết kế truyền thông, nhằm thu được những lợi thế khác biệt của thiết kế Ấn Độ trên thị trường toàn cầu.

Bài học từ Ấn Độ chắc chắn không vô ích. Nghề thủ công truyền thống là di sản văn hóa của mỗi dân tộc. Sự xem nhẹ nghề truyền thống cũng có nghĩa làm chi di sản chết dần từng ngày. Không có nghề không còn làng nghề. Muốn làng nghề phát triển trước hết phải phát triển nghề. Phát triển nghề không chỉ là trách nhiệm với tổ tiên mà còn là trách nhiệm với dân tộc và thế hệ sau. Chưa chắc nhà khoa học đã hiểu về đất bằng người nghệ nhân làm gốm. Nghề truyền thống được đào tạo trong những “ngôi trường” có lịch sử dài hơn bất kỳ ngôi trường nào. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủ công mỹ nghệ chính là đang họat động trong lĩnh vực di sản.


NGUYỄN LỰC
____________
(1) en.wikipedia.org/wiki/Literacy_in_India ; theviewspaper.net/illiteracy-in-india.
(2) Global market  assessment for handicrafts, USAID, 7/2006
(3) Loại tranh truyền thống đặc biệt của Ấn Độ. Tham khảo thêm tại en.wikipedia.org/wiki/Pattachitra.
(4) Xem thêm tại en.wikipedia.org/wiki/Batik.
(5) Sholapith là phần lõi của một loại cây sola có màu trắng sữa được sấy khô để làm hàng thủ công mỹ nghệ. Xem thêm tại en.wikipedia.org/wiki/Sholapith.
(6) Nguồn: Kế hoạch hành động về việc làm thông qua phát triển thủ công mỹ nghệ tại bang Orissa, Tổng cục Thủ công mỹ nghệ & tiểu thủ công nghiệp, Orissa, Ấn Độ.
(NL) là người dịch muốn nhấn mạnh


tom @ pooh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét