Tiếp thị hàng thủ công mỹ nghệ - Khảo sát từ bang Orissa, Ấn Độ (phần 1)

Chuyên đề nghiên cứu của Tiến sĩ Manjusmita Dash,  giảng viên, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Utkal, Vani Vihar, Bhubaneswar - 4, Orissa, Ấn Độ đăng trên Tạp chí Quốc tế Nghiên cứu quản lý đa ngành EXCEL (zenithresearch.org.in) có tựa đề “Tiếp thị hàng thủ công mỹ nghệ - cơ hội và thác
h thức” chỉ ra những vần đề quan trọng trong thực hành tiếp thị hàng thủ công mỹ nghệ. Qua chuyên đề này, những người đang hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ có thể nắm được những đặc điểm của ngành này và cách thức các nghệ nhân, thợ thủ công tại bang Orissa, Ấn Độ thực hiện công tác tiếp thị như thế nào. Bài lược dịch dưới đây hy vọng cung cấp các cơ sở tại làng nghề những điều bổ ích trong quá trình tiếp thị hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời tìm hiểu thêm về những khác biệt của hàng thủ công mỹ nghệ Ấn Độ so với Việt Nam và các nước Châu Á khác.

Cũng như ở Việt Nam, hàng thủ công mỹ nghệ Ấn Độ nói chung và tại bang Orissa nói riêng có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế và trong xã hội. Các nội dung chủ đề của thủ công mỹ nghệ Ấn Độ bắt nguồn từ những huyền thoại và truyền thuyết của nền văn hóa và văn minh Ấn Độ được mô tả với trí tưởng tượng tuyệt vời trong các sử thi và các bộ kinh thiên liêng. Hàng thủ công mỹ nghệ Ấn Độ hiện nay là các sản phẩm thị giác được sản xuất với độ trung thực xuất sắc, kế tục lịch sử ngàn năm của văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, thủ công mỹ nghệ đã không nhận được nhiều sự chú ý mà lẽ ra nó rất xứng đáng được nhận. Thợ thủ công đang phụ thuộc vào các trung gian đối với nguyên liệu, tài chính và thị trường đối với sản xuất và bán các thành phẩm vì sự thiếu hiểu biết, mù chữ (1) và sự nghèo khổ của họ. Sự thành công của thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào việc phải làm như thế nào để các nghệ nhân có thể chế tác ra những vật phẩm phù hợp với thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng. Công nghiệp hóa trong bất kỳ loại hàng thủ công mỹ nghệ nào cũng phải được sự công nhận của thị trường tiêu dùng, thông qua việc trao đổi hàng hoá để làm cho các giá trị nghệ thuật và đặc trưng truyền thống văn hóa dân tộc có phong cánh đổi mới.

GIỚI THIỆU

Thủ công mỹ nghệ là những biểu hiện độc đáo một nền văn hóa hoặc cộng đồng cụ thể thông qua các nghề thủ công địa phương và nguyên vật liệu. Tuy nhiên, cùng với toàn cầu hoá tăng lên, các sản phẩm đang trở nên nhiều hơn và ngày càng trở thành hàng hoá nhiều hơn nữa và nghệ nhân tìm thấy sản phẩm của họ cạnh tranh với hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới. Không còn có thể nhìn vào các cộng đồng nghệ nhân truyền thống và sản phẩm của mình trong sự cô lập với các xu hướng thị trường toàn cầu và cạnh tranh. Thủ công mỹ nghệ là một phần của thị trường phụ kiện nội thất lớn hơn nhiều, trong đó bao gồm hàng thủ công, bán thủ công và hàng thủ công mô phỏng được làm bằng máy. Thị trường phụ kiện nội thất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các xu hướng thời trang, cách mua hàng của người tiêu dùng và điều kiện kinh tế trong thị trường cuối cùng. Trong nhiều trường hợp, nghệ nhân không có điều kiện để thiết lập quan hệ với những thị trường cuối cùng mà trong đó thường nổi lên các thách thức đối với những người tìm cách xuất khẩu sản phẩm của họ. Các phản ứng của người tiêu dùng đối với hàng thủ công mỹ nghệ là không thể đoán trước và ít có thể dùng nghiên cứu và khái quát hóa thành những nguyên lý, nguyên tắt để tổ chức sản xuất sản phẩm phù hợp một cách trọn vẹn. “Người tiêu dùng mua hàng thủ công mỹ nghệ bởi vì họ muốn, cảm thấy được kết nối với truyền thống bản địa và nền văn hóa trong thế giới toàn cầu hóa và hàng hóa hóa ngày càng tăng” (2). Sản xuất thủ công mỹ nghệ là hình thức giải quyết việc làm chính ở nhiều nước đang phát triển và thường là một phần quan trọng của nền kinh tế xuất khẩu. Tuy nhiên với toàn cầu hoá tăng lên, các nhà sản xuất thủ công Orissa phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và các nước châu Á khác.

Các cơ quan của nhà nước bang Orissa hỗ trợ ngành thủ công làng nghề bằng cách thành lập các trung tâm kỹ thuật và thiết kế ở nhiều địa phương. Tại các trung tâm này, các thợ thủ công tham gia cùng nhau để sáng tạo các thiết kế mới và các sản phẩm thủ công được lựa chọn. Những nghệ nhân này cố gắng kết hợp truyền thống với hiện đại. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm cẩn thận để giữ lại các giá trị dân tộc trong khi họ có thể đưa các phong cách đương đại vào một cách khéo léo. Các nhà thiết kế được yêu cầu phải giữ trong tâm trí các nhu cầu hay thay đổi của người tiêu dùng, đặc biệt là tại các thị trường nước ngoài.

Hàng thủ công có giá thành cao cũng là một trở ngại trong việc bán sản phẩm trong khi sản phẩm mô phỏng giá rẻ hơn và mua dễ dàng hơn.

Các vấn đề hiện tại trong ngành thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là trong điều kiện thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi một cái nhìn tươi mới. Nghiên cứu này là một cố gắng khiêm tốn để làm điều này.

I- TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA ẤN ĐỘ

Ấn Độ xác định ngành hàng thủ công mỹ nghệ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Như ở Việt Nam, đó là ngành sử dụng lao động lớn nhất tiếp theo ngành nông nghiệp. Ngành này, trong khi cung cấp sinh kế cho hàng ngàn nghệ nhân, cũng cung cấp các phương cách để nhận biết một cách rõ ràng các tiềm năng xã hội và văn hóa của hàng trăm triệu người. Các phương thức thể hiện thần thoại, tôn giáo, xã hội, lịch sử và nghệ thuật trong sản phẩm thủ công tượng trưng cho sức mạnh của di sản Ấn Độ khi kết hợp trong các sản phẩm hàng thủ công cả hai yếu tố quan trọng là tiện ích và vẻ đẹp. Tiềm năng giải quyết việc làm cao, đầu tư cho mỗi đầu người thấp và giá trị gia tăng cao, sự tham gia của phụ nữ và bộ phân dân chúng sống tách biệt, thân thiện với môi trường và có khả năng kích thích những tài năng sáng tạo… làm cho ngành này trở thành một trong những lĩnh vực được ưu tiên nhất trong quá trình phát triển kinh tế.

Ấn Độ có kho tàng các truyền thống dân tộc và văn hóa đồ sộ, cũng là một kho báu của nghề thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh tế sử dụng nguyên vật liệu đa dạng được sản xuất trong các bộ phận khác nhau của đất nước bao gồm đồ kim loại nghệ thuật, đồ gỗ, hàng dệt và khăn quàng cổ in bằng tay, các mặt hàng vãi khâu vá (dùng nhiều mãnh vãi đã tạo hình khâu trên tấm vãi tạo thành tác phẩm), hàng thủ công bằng da, tranh vãi, sơn mài pattachitra (3), hàng thắt nút và thêu tay, khăn choàng nghệ thuật, khắc đá, trang phục phụ nữ gấm kim tuyến (zari), đồ trang sức giả, chạm vàng bạc và hàng thủ công mỹ nghệ linh tinh khác. Một trong những đặc tính độc đáo của thủ công mỹ nghệ Ấn Độ là cùng một mặt hàng có thể sản xuất ở các vùng khác nhau nhưng mỗi món đều khác nhau về tay nghề, phong cách, kết hợp màu sắc, và hoàn thiện. Điều này rất giống ở Việt Nam.

II- CÁC LOẠI HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Hàng thủ công mỹ nghệ Ấn Độ rất phong phú. Có khoảng 3.500 mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất trong nước và sử dụng 60 triệu thợ thủ công làm việc độc lập hoặc trong các hợp tác xã nhỏ hoặc các công ty. Hàng thủ công đã được chia thành bốn nhóm trong số 49 mặt hàng có tiềm năng phát triển như sau:

1. Nhóm hàng thủ công có tiềm năng phát triển cao như điêu khắc đá, chuông đồng thau, kim loại, đúc đồng mỹ nghệ, trang sức bằng bạc, mây tre, sản phẩm vãi ghép nối, gốm sứ, khắc gỗ, chạm trên lá cọ, dệt may thủ công, nữ trang giả, các loại sợi, xơ dừa, phụ kiện trang phục, chế biến đá quý, cỏ vàng, hàng bằng đay…

2. Nhóm hàng thủ công có tiềm năng phát triển đang suy giảm như đồ chơi bằng gỗ sơn, giày dép nghệ thuật, thảm nghệ thuật, tranh trên vãi truyền thống Batik (4), hoa vãi, thảm lông thú, thêu ren, vỏ động vật biển, đồ mỹ nghệ kim loại, đồ bằng lá cây keora, lá cọ, giấy bồi, gỗ mỹ nghệ…

3. Nhóm hàng thủ công đang suy tàn như đồ bằng sừng, sơn mài, sholapith (5), da nghệ thuật, trang phục sân khấu, đồ chơi bằng đất…

4. Nhóm hàng thủ công mới nổi lên như hàng thủ công bằng sọ dừa, gốc, rễ cây,  ống rơm, ống sậy, thảm dệt, cây cảnh nhân tạo, đồ chơi mềm…(6)

Thủ công mỹ nghệ đã là một nghề truyền thống và kỹ năng làm thủ công mỹ nghệ đã được lưu truyền trong các gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác; Là kỹ năng cổ xưa liên hệ với văn hóa truyền thống và tôn giáo với mô tả trong các loại thủ công khác nhau. Sơ bộ cho thấy, ngành thủ công mỹ nghệ Ấn Độ bao gồm hai khía cạnh quan trọng:

i. Ưu thế của các kỹ năng của đôi bàn tay.
ii. Các sản phẩm có tính nghệ thuật và độc đáo.

Mặc dù máy móc có thể sản xuất số lượng lớn các sản phẩm đồng nhất trong một khoảng thời gian ngắn, “đôi bàn tay” đã chiến thắng cuộc chiến thời gian. Thủ công mỹ nghệ được sản xuất với tốc độ thấp hơn, nhưng nó là một sự kết hợp giá trị chức năng và nghệ thuật.

Thủ công mỹ nghệ đã luôn luôn là một hoạt động cơ bản trong xã hội con người. Thủ công mỹ nghệ là một phần không thể thiếu của cuộc sống của chúng ta. Nó cung cấp sự lựa chọn có ấn tượng của cả nhu cầu trang trí, nghệ thuật thực dụng và nghề thủ công. Vẻ đẹp và nét duyên dáng của hàng thủ công đã luôn luôn là một nguồn thu hút nhiều khách du lịch Ấn Độ và nước ngoài. Phần lớn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sử dụng để trang trí nội thất nhà ở tại khu vực đô thị và là một biểu tượng văn hóa và truyền thống. Hơn nữa, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phần lớn là có giá trị trong các khu vực đô thị phục vụ cho nhu cầu của các hộ gia đình đô thị.

Phân khúc thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ có thể được đặt trong điều kiện về ranh giới địa lý hoặc các loại sản phẩm hoặc theo sự cần thiết và nhu cầu người mua. Tuy nhiên, phân đoạn sản phẩm về địa lý là phổ biến nhất được sử dụng cho mục đích hiểu biết công việc tiếp thị hàng thủ công mỹ nghệ. 



III- THỰC HÀNH MARKETING

Tiếp thị chạm đến cuộc sống của mọi người. Tiếp thị liên quan đến một số lớn các hoạt động, bao gồm nghiên cứu marketing, phát triển sản phẩm, phân phối, đặt giá, quảng cáo, và người bán hàng, xúc tiến bán hàng, đóng gói và xây dựng thương hiệu. Tiếp thị kết hợp một số hoạt động được thiết kế để cảm nhận, phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp. Phần lớn cơ sở thủ công mỹ nghệ được điều hành bởi các cá nhân với hình thức sở hữu duy nhất vì vậy thiếu khả năng để có hệ thống tiếp thị riêng biệt và được tổ chức tốt. Các nghệ nhân kiêm chủ sở hữu cơ sở trông nom tất cả các chức năng sản xuất kinh doanh với sự giúp đỡ của các thành viên của gia đình mình. Hầu hết thời gian của họ được sử dụng cho sản xuất, thời gian còn lại chủ yếu sử dụng để thu thập nguyên liệu. Tuy nhiên họ cũng tích lũy một ít kiến ​​thức và thông tin thị trường liên quan đến sản phẩm của mình.

1- Sản phẩm

Một sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tập hợp các thuộc tính vật thể và phi vật thể, bao gồm cả bao bì, màu sắc, giá cả, uy tín của nhà sản xuất, uy tín của nhà bán lẻ và các dịch vụ của người bán lẻ và nhà sản xuất mà người mua có thể chấp nhận như sự chào bán sự hài lòng mà người mua muốn có.

a) Bổ sung sản phẩm vào dòng sản phẩm:

Ngày nay, thị trường chỉ có một sản phẩm của doanh nghiệp là rất hiếm. Hầu hết các doanh nghiệp cung cấp một dòng sản phẩm. Một dòng sản phẩm là một nhóm các sản phẩm liên quan về chức năng hoặc nhu cầu mua của khách hàng. Lợi ích của việc thay đổi thành phần của dòng sản phẩm, hoặc thêm hoặc giảm bớt đi các sản phẩm phụ thuộc vào một số yếu tố: các sở thích của người tiêu dùng, các chiến thuật của các đối thủ cạnh tranh, cơ cấu chi phí của doanh nghiệp...

Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất một số sản phẩm đang áp dụng các khái niệm về dòng sản phẩm. Qui mô của dòng sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu đối với các sản phẩm và nguồn tài nguyên sẵn có như vật liệu thô và tài chính. Trong quá trình đánh giá nhu cầu về sản phẩm và nguồn lực sẵn có, các nghệ nhân liên tục thêm sản phẩm mới vào dòng sản phẩm hiện có hoặc loại bỏ một số sản phẩm hiện tại.

b) Hủy bỏ sản phẩm từ dòng sản phẩm:

Các sản phẩm trong dòng sản phẩm không mang lại lợi nhuận thường được hủy bỏ. Quyết định việc chấm dứt một sản phẩm thường dựa vào tốc độ chuyển động của sản phẩm đó. Vì vậy hủy bỏ một số sản phẩm từ dòng sản phẩm cũng có thể là một thực tế trong thủ công mỹ nghệ.

c) Thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ:

Thiết kế một sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và sở thích của khách hàng. Có ba loại thiết kế, đó là thiết kế theo quy ước, hiện đại và truyền thống kết hợp hiện đại được thông qua bởi các thợ thủ công. Thiết kế  theo quy ước là thiết kế lâu đời và truyền thống. Trong khi các thiết kế hiện đại phù hợp với những thay đổi sở thích và thị hiếu người tiêu dùng. Thiết kế truyền thống và hiện đại là một sự kết hợp của cả hai loại.

d) Quy hoạch và phát triển sản phẩm:

Quy hoạch sản phẩm bao trùm lên tất cả các hoạt động cho phép một doanh nghiệp xác định những sản phẩm sẽ tiếp thị. Phát triển sản phẩm bao gồm các hoạt động kỹ thuật nghiên cứu sản phẩm, kỹ thuật và thiết kế. Cụ thể hơn, phạm vi kết hợp của quy hoạch và phát triển sản phẩm bao gồm việc ra các quyết định về số sản phẩm nào sẽ được tiếp thị, yếu tố mới nào có ích cho mỗi sản phẩm, thương hiệu, bao bì, nhãn được sử dụng cho mỗi sản phẩm, số lượng của sản phẩm tung ra thị trường. Quy hoạch và phát triển sản phẩm cũng được tìm thấy ngay cả trong ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm của sự sáng tạo và tài nghệ. Thợ thủ công, thường là, phấn đấu để sản phẩm thủ công của mình thật xuất sắc bằng cách cam kết quy hoạch và phát triển sản phẩm.

c- Sự mở rộng:

Việc mở rộng là gia tăng quy mô hiện tại của hoạt động sản xuất bằng cách cơ khí hóa quá trình sản xuất hoặc nâng cao năng lực. Việc mở rộng được thực hiện khi nhu cầu các sản phẩm tăng hoặc trong dự đoán nhu cầu trong tương lai. Tuy nhiên, việc mở rộng liên quan đến tài chính, mà không có tài chính đầy đủ, việc mở rộng hoạt động không thể được thực hiện. Việc mở rộng của doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, đó có thể là bằng cơ giới hoá, bằng nâng cao công suất lắp đặt hoặc bằng tăng nguồn nhân lực.

2- Giá cả:

Giá là một sự đo lường của những gì người ta phải trao đổi để có được một món hàng hoặc dịch vụ mong muốn. Giá cả là giá trị thể hiện tiền tệ và là tâm điểm của toàn bộ quá trình trao đổi. Trong lịch sử, giá đã được thiết lập bởi người mua và người bán thương lượng với nhau. Người bán sẽ yêu cầu một mức giá cao hơn họ mong muốn. Thông qua thương lượng, họ sẽ đi đến với một mức giá có thể chấp nhận. Ngày nay, với ý tưởng khá hiện đại, các doanh nghiệp thiết lập một mức giá cho tất cả người mua.

a) Xác định giá:

Thợ thủ công không thể ước tính chi phí sản xuất chính xác do nhiều lý do. Do đó, họ cảm thấy khó khăn trong việc xác định giá trên cơ sở chi phí sản xuất. Các thợ thủ công đã cho biết rằng họ ấn định giá sản phẩm trên cơ sở sự chấp nhận của thị trường và trên cơ sở giá được đưa ra bởi các thợ thủ công bậc cao, các thương nhân và hợp tác xã. Tuy nhiên các thương nhân và hợp tác xã có ảnh hưởng nhiều hơn trong ấn định giá hoặc sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

b) Thuế bán hàng:

Thuế bán hàng thủ công mỹ nghệ (VAT và thuế xuất khẩu) thường là 0% dẫn đến giảm giá hàng thủ công mỹ nghệ và do đó làm tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên việc hoàn thuế từ cơ quan thuế rất chậm chạp (giống Việt Nam).

3- Địa điểm (phân phối)

Phân phối là một chuỗi các hoạt động liên quan đến chuyển hàng hoá từ sản xuất đến những người mua cuối cùng và người sử dụng. Nó bao gồm các hoạt động vật lý như vận chuyển, lưu kho hàng hóa, các hoạt động pháp lý và khuyến mại được thực hiện trong quá trình chuyển giao quyền sở hữu.

Hấu hết, các nghệ nhân phụ thuộc vào các thợ thủ công bậc cao, thương nhân và hợp tác xã để xử lý việc phân phối các thành phẩm của họ. Một số nhà sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng, trong khi một số khác bán hàng cho các thương nhân, thợ thủ công bậc cao hoặc đến các cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại. Đôi khi, các thương nhân và thợ thủ công bậc cao bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng cách liên hệ trực tiếp với nhóm người tiêu dùng thông qua các cửa hàng khác nhau ở các thị trấn, thành phố trọng yếu khác nhau ở Ấn Độ. Có những hạn chế nhất định trong các kênh phân phối hiện tại của ngành thủ công mỹ nghệ. Hợp tác xã không phục vụ như là một kênh phân phối. Nhà sản xuất thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào các thương nhân và thợ thủ công bậc cao để bán hàng thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng. Các cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại thường mua hàng thủ công mỹ nghệ từ các thương nhân và thợ thủ công bậc cao, họ không mua trực tiếp từ người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Kênh bán hàng của các tổ chức, các nhân sản xuất kinh doanh thủ công mỹ nghệ khá đa dạng. Kênh bán hàng thứ nhất là các người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có thể bán sản phẩm của mình trực tiếp cho người tiêu dùng. Kênh thứ hai, nhà sản xuất thủ công mỹ nghệ bán cho các nhà buôn tư nhân, sau đó các nhà buôn này bán cho các nhóm khách hàng. Kênh thứ ba, người sản xuất thủ công mỹ nghệ có thể bán cho Tổng công ty phát triển Thủ công mỹ nghệ Ấn Độ, rồi Tổng công ty này bán lại cho khách hàng tại cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại trong chuỗi bán lẻ của họ. Kênh thứ tư, người sản xuất thủ công mỹ nghệ bán sản phẩm cho Tổng công ty phát triển Thủ công mỹ nghệ Ấn Độ để họ bán lại cho cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại Nhà nước để bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Kênh thứ năm, người sản xuất thủ công mỹ nghệ có thể bán sản phẩm của mình cho hợp tác xã để hợp tác xã  bán cho Tổng công ty Phát triển Thủ công mỹ nghệ Ấn Độ rồi Tổng công ty này bán cho cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại của nhà nước, lần lượt, cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại bán cho khách hàng. Kênh thứ sáu, người sản xuất thủ công mỹ nghệ có thể bán cho hợp tác xã, sau đó, hợp tác xã bán cho cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại nhà nước để bán cho người tiêu dùng. Kênh thứ bảy, người sản xuất thủ công mỹ nghệ sản xuất có thể bán cho hợp tác xã, lần lượt, hợp tác xã bán cho người tiêu dùng.

4- Xúc tiến thương mại:

Về cơ bản, xúc tiến thương mại là thông tin truyền thông giữa người mua và người bán để thay đổi thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Hỗn hợp xúc tiến thương mại bao gồm quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng cá nhân, quảng bá và đóng gói hàng hóa.

a- Quảng cáo:

Hầu hết các câu hỏi về quảng cáo đều không được trả lời từ người thợ thủ công. Vì các hoạt động quy mô nhỏ không cho phép các thợ thủ công thực hiện quảng cáo sản phẩm cho riêng mình. Để xúc tiến thương mại cho thủ công mỹ nghệ, các Tổng công ty đã triển khai quảng bá, triển lãm, in ấn tài liệu quảng cáo và tham gia hội chợ thương mại. Tổng công ty cũng đặt pano ở những nơi quan trọng và các trung tâm du lịch thu hút sự quan tâm của du khách, được xem như một phương tiện quang bá.

b- Xúc tiến bán hàng:

Xúc tiến bán hàng hay khuyến mãi bao gồm một loạt các kỹ thuật đưa ra các ưu đãi bổ sung ngắn hạn phụ thêm hoặc sự khích lệ để bảo trợ một cửa hàng hoặc khi khách hàng mua một sản phẩm. Kỹ thuật bao gồm sự trình diễn và triển lãm, hàng mẫu, giải thương, phiếu giảm giá, các trò chơi và các cuộc thi, trưng bày và vật (sản phẩm) thêm vào kiện hàng. Nói chung, xúc tiến bán hàng được thiết kế để tăng hiệu quả các yếu tố khác của hỗn hợp xúc tiến và để nâng cao hiệu quả ngắn hạn của họ.

c- Vấn đề marketing:

Các nghệ nhân Ấn Độ phải đối mặt với một số vấn đề trong tiếp thị. Như đã nói trên, do tình trạng thiếu nguồn lực tài chính và hoạt động quy mô nhỏ của doanh nghiệp thủ công, các nghệ nhân không thể được thực hiện quảng cáo. Các Tổng công ty có thể tăng quảng cáo cho tất cả các mặt hàng thủ công. Tổng công ty sẽ giúp các nghệ nhân từ “nanh vuốt” bóc lột của trung gian bằng cách mua hàng thủ công mỹ nghệ với mức giá có lợi cho các nghệ nhân và bằng cách thanh toán kịp thời. Vì vậy, Tổng công ty Thủ công mỹ nghệ và Trung tâm Tiếp thị nông thôn và Khuyếch trương dịch vụ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tiếp thị mà các nghệ nhân đang đối mặt.

NGUYỄN LỰC

(Còn tiếp)

tom @ pooh

1 nhận xét:

  1. Phân phối các loại mũi phay CNC, mũi đục mộng vuông, mũi khoan ren chất lượng tốt nhất tại Quận 8
    Công ty Đại Tứ Quý xin được giới thiệu các loại mũi khoan chất lượng cao, xuất xứ rõ ràng tại Đài Loan.
    Với những tính năng ưu việt như sau:
    - Mũi phay cnc: là loại dụng cụ cắt quay được dùng để gia công rất nhiều các bề mặt khác nhau sử dụng trên máy CNC, vì vậy mà nó là loại dụng cụ chiếm một tỷ lệ lớn trong số các dụng cụ cắt quay. Dao phay sử dụng trên các máy công cụ thông thường có thể gia công được các mặt phẳng, mặt trụ, rãnh, rãnh then, các mặt định hình…
    - Mũi đục mộng vuông: Chất liệu được làm từ thép gió chất lượng cao, đạt độ cứng HRC 48-50 và chuyên dùng trong công việc tạo mộng vuông trên vật liệu gỗ.
    - Mũi khoan ren: Được làm từ chất liệu thép có độ cứng lớn, chống gỉ, rắn chắc và bền bỉ. Và đặc biệt mũi khoan thiết kế dạng xoắn ốc giúp thoát phôi nhanh, đạt hiệu quả công việc cao hơn.
    Chính điều đó sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng, an toàn. Tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhân công và vật tư.
    Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong nghành gỗ và được sự tin tưởng của khách hàng trên toàn quốc Công ty cam kết mang đến khách hàng một sản phẩm đảm bảo chất lượng cao, giá thành hợp lí
    Ngoài ra công ty chúng tôi bao gồm đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình, giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc một cách tốt nhất
    Chúng tôi có những chính sách chiết khấu đối với các khách hàng lớn.
    Rất mong nhận được sự hợp tác của quý vị.
    Mọi nhu cầu mua hàng hoặc tư vấn xin liên hệ:
    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẠI TỨ QUÝ
    Tel: (028) 62726565
    Email: vattugo@gmail.com
    Website: www.daituquy.com
    Địa chỉ: 68 TTH14B, KP3, Phường Tân Thới Hiệp, quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh

    Trả lờiXóa